Hiển thị 1–24 của 59 kết quả

1. Bàn Thao Tác Là Gì?

Bàn thao tác ( tên tiếng anh được gọi là working table) là những loại bàn làm việc được sử dụng hầu hết tại các nhà máy, phân xưởng trong các nghành công nghiệp, công nghiệp điện tử, cơ khí chết tạo, thiết bị y tế, phòng sạch….

Hiện nay, Nhà nước ta đang đẩy mạnh nghành Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( sản xuất ô tô, sản xuất thiết bị y tế, linh kiện điện tử…) để giúp Việt Nam vươn ra Thế giới.

Chính vì thế việc đầu tư cho trang thiết bị, thiết bị công nghiệp, máy móc hiện đại vào sản xuất là điều không thể thiếu. Nếu như đối với việc hỗ trợ vận chuyển hàng hóa có các sản phẩm như: Xe đẩy hàng thép, xe đẩy inox, xe đẩy 3 tầng,…thì việc thúc đẩy quan trọng trong sản xuất ra một sản phẩm không thể không nhắc tới ” bàn làm việc cơ khí “

2. Mục Đích Sử Dụng Bàn Thao Tác

Mục đích chính là giúp công nhân dễ dàng đặt các sản phẩm chi tiết lên bàn để lắp ráp, để kiểm tra từng chi tiết. Từ đó có thể tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

3. Cấu Tạo Cơ Bản Của Bàn Thao Tác

Cấu tạo bàn làm việc cơ khí khá đơn giản. Tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà có các loại bàn khác nhau. Chính vì thế không có quy chuẩn chung nào về bàn thao tác.

Dựa vào kinh nghiệm thực tế hơn 10 năm sản xuất các loại bàn công nghiệp khác nhau của khách hàng, Cinvico đưa ra cấu tạo cơ bản của một bàn thao tác gồm 2 phần như sau:

  1. Phần 1: Kích thước ( DXRXH).

    Đây chính là thông số đầu tiên bạn cần phải nắm rõ được chiều dài, chiều rộng, chiều cao bàn mình cần sản xuất là bao nhiêu. 

  2. Phần 2: Bàn bao gồm Mặt bàn, Thân bàn, Chân bàn 

      2.1: Cấu tạo của mặt bàn: 

Mặt bàn có thể được làm bằng Vật liệu: Gỗ MDF chống ẩm, Gỗ Lamilate Phenolic, Mặt bàn inox, mặt bàn thép, mặt bàn nhôm, mặt bàn nhựa PVC, mặt bàn nhựa PP

      2.2 Cấu tạo thân bàn:
Thân bàn bao gồm: Vách treo dụng cụ, ngăn kéo bàn, các tầng dưới mặt bàn, Bóng đèn, ổ cắm, dây điện.

     2.3: Cấu tạo của chân bàn:

Bao gồm phần khung và chân tăng chỉnh (hoặc thay thế bằng bánh xe)

Khung có thể sử dụng các vật liệu như: Khung thép, khung inox, khung nhôm, ống inox, ống thép mạ kẽm…

Chân tăng chỉnh có thể sử dụng loại chân tăng chỉnh đệm cao su ( hoặc không cao su), bánh xe cố định, bánh xe xoay phanh ( không phanh).

Ở trên là 2 phần bạn cần nắm rõ trước khi đặt hàng sản xuất bàn lắp ráp.

Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều trường hợp không phải lúc nào bạn cũng nắm được rõ các yếu tố trên cho nhà xưởng của mình. Do đó, bạn có thể liên hệ với bất cứ đơn vị sản xuất chuyên nghiệp nào đó, nhờ họ tư vấn để đưa ra cho bạn phương án tối ưu nhất.

Hoặc bạn cũng có thể liên hệ tới Cinvico – đơn vị uy tín chuyên sản xuất bàn thao tác, giá kệ để hàng, xe đẩy hàng, set up cho các khu công nghiệp, phòng sạch. 

Team Cinvico sẽ qua trực tiếp nhà xưởng của bạn để nắm rõ được nhu cầu cũng như yêu cầu từ phía bạn để đưa ra giải pháp tốt nhất, giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí, cải thiện năng lực sản xuất.

4. Phân Loại Các Bàn Thao Tác

Như Cinvico đã phân tích ở trên, thực chất bàn cơ khí rất đa dạng về kết cấu, kiểu dáng. Nó phụ thuộc vào từng nhu cầu của mỗi bộ phận sử dụng trong nhà máy, trong khu công nghiệp.

Chính vì vậy, Cinvico chia các loại bàn công nghiệp theo kinh nghiệm thực tế mà Cinvico đã tư vấn và sản xuất cho khách hàng như sau:

Theo chức năng, theo kết cấu, theo vật liệu sử dụng.

Phân loại theo chức năng:

Bao gồm bàn lắp ráp, bàn chống tĩnh điện, bàn phòng sạch, bàn kiểm tra ngoại quan, bàn cơ khí.

  • Bàn thao tác chống tĩnh điện là bàn được sử dụng trong các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử để bảo vệ an toàn cho người lao động.
  • Bàn lắp ráp: Được sử dụng ở hầu hết các nhà máy công nghiệp với tính năng có thể lắp ráp, tháo rời dễ dàng chi tiết với nhau.
  • Bàn phòng sạch: Được sử dụng ở môi trường phòng sạch, tại các bộ phận có yêu cầu cao về 5S.
  • Bàn kiểm tra ngoại quan: Chủ yếu được sử dụng cho các phòng AS, phòng kiểm tra.
  • Bàn cơ khí: Được ứng dụng nhiều trong nghành cơ khí.

Phân loại bàn thao tác theo chức năng

Phân loại theo kết cấu:

Bao gồm bàn có bánh xe, bàn đột lỗ, bàn có chân tăng chỉnh, bàn có ngăn kéo, bàn khung thép sơn tĩnh điện, bàn inox.

  • Bàn có bánh xe: hỗ trợ vận chuyển, đi lại dễ dàng trong quá trình làm việc. 
  • Bàn đột lỗ: Mục đích mặt bàn được đột lỗ để tránh bụi bẩn rơi vào các sản phẩm trong quá trình sản xuất.
  • Bàn có chân tăng chỉnh: Làm tăng thêm độ vững chãi cho bàn, có thể thay đổi chiều cao của bàn.
  • Bàn làm việc có ngăn kéo: Giúp công nhân có thể đựng các dụng cụ cần thiết trong quá trình làm việc.

Phân loại bàn thao tác theo kết cấu

Phân loại theo vật liệu sử dụng:

Bao gồm: Bàn khung sơn tĩnh điện, bàn inox, bàn khung nhôm định hình, bàn ống thép bọc nhựa.

Phân loại bàn thao tác theo vật liệu sử dụng

Để tìm hiểu rõ hơn về mục đích sử dụng của các loại bàn thao tác, bạn có thể đọc thêm tại: CHỨC NĂNG CỦA TỪNG LOẠI BÀN CÔNG NGHIỆP.

KẾT LUẬN: 

Việc lựa chọn loại bàn công nghiệp phù hợp với nhà xưởng, với doanh nghiệp của bạn là vô cùng quan trọng. Nó là yếu tố ảnh hưởng nhất định đến năng suất lao động, doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp bạn.

Chính vì thế, trước khi đặt mua bàn công nghiệp loại nào, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng doanh nghiệp của bạn.

Nếu bạn muốn tư vấn miễn phí từ đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm hơn 10 năm trong việc set up nhà máy, phân xưởng, sản xuất bàn thao tác, giá kệ để hàng, xe đẩy hàng,hộp chống ồn, gia công chi tiết máy… thì hãy liên hệ ngay với Team Cinvico nhé.