3 cách phân loại bàn thao tác và ứng dụng trong cuộc sống

Bàn thao tác là một phần không thể thiếu trong các nhà xưởng và khu vực sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Với nhu cầu đa dạng từ các ngành công nghiệp khác nhau, việc phân loại bàn thao tác trở nên cần thiết để đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Có ba cách phổ biến để phân loại bàn thao tác: theo chất liệu, theo chức năng, và theo thiết kế/kết cấu. Mỗi cách phân loại không chỉ giúp dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp mà còn đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất trong từng môi trường làm việc. Hãy cùng tìm về hiểu các cách phân loại bàn thao tác trong bài viết này bạn nhé. 

Công dụng của bàn thao tác

Bàn thao tác có nhiều công dụng quan trọng trong môi trường công nghiệp và sản xuất, bao gồm:

  • Tăng hiệu suất làm việc: Cung cấp bề mặt ổn định và tiện lợi cho các hoạt động lắp ráp, kiểm tra và sửa chữa.
  • Tối ưu hóa không gian: Thiết kế linh hoạt giúp tận dụng tối đa không gian làm việc.
  • Bảo vệ an toàn: Được trang bị các tính năng an toàn để bảo vệ người lao động và sản phẩm.
  • Đa dạng ứng dụng: Có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như điện tử, cơ khí, và thực phẩm.
  • Cải thiện tổ chức: Giúp sắp xếp dụng cụ và vật liệu một cách ngăn nắp, dễ dàng quản lý.

Nhờ những công dụng này, bàn thao tác trở thành một phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và an toàn lao động.

Cấu tạo đơn giản của bàn thao tác 

Loại sản phẩm này có cấu tạo chính gồm 2 phần là khung bàn và mặt bàn: 

Khung bàn

Khung bàn thao tác được thiết kế chắc chắn, giúp đảm bảo độ ổn định và an toàn cho mọi quy trình sản xuất và lắp ráp trong công nghiệp. Vật liệu sản xuất chính của khung bàn là: 

  • Inox ( 201, 304, 316).
  • Thép mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện.
  • Nhôm định hình.
  • Ống thép bọc nhựa,
  • Ống inox nối với nhau bằng các khớp nối HJ.

Mặt bàn

Là nơi thác tác hỗ trợ để hàng hóa, thường được làm từ chất liệu như: 

  • Mặt bàn inox
  • Mặt bàn nhôm
  • Mặt bàn thép
  • Mặt bàn gỗ
  • Mặt bàn phenolic
  • Mặt bàn nhựa PVC, PP 
  • Sau đó có thể dán thảm cao su chống tĩnh điện, tuỳ theo mục đích sử dụng của khách hàng.

Phân Loại Bàn Thao Tác Theo Chức Năng

Bàn thao tác lắp ráp 

Phân loại bàn thao tác - bàn thao tác lắp ráp
Phân loại bàn thao tác – Bàn thao tác lắp ráp

Vai trò: Bàn thao tác lắp ráp đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất, giúp tối ưu hóa hiệu suất và cải thiện tổ chức không gian làm việc. Với thiết kế chắc chắn và tiện lợi, bàn thao tác tạo điều kiện cho công nhân thực hiện các thao tác lắp ráp một cách nhanh chóng và chính xác. Khả năng sắp xếp dụng cụ và linh kiện ngăn nắp không chỉ nâng cao an toàn mà còn giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động.

Cấu tạo: Gồm mặt bàn, thân bàn, chân bàn.

  • Mặt bàn: Có thể sử dụng mặt bàn bằng gỗ, thép, inox, nhựa PVC, nhựa PP ( có thể dán thảm cao su).
  • Thân bàn:  Sử dụng ống bọc nhựa, ống inox được liên kết với nhau bởi các khớp nối ( HJ 1, HJ 2, HJ 3, HJ 4, HJ 5) để dễ dàng tháo lắp với nhau.
  • Chân bàn: Sử dụng chân tăng chỉnh đế cao su, bánh xe để dễ dàng di chuyển. 

Ứng dụng: Bàn thao tác lắp ráp được sử dụng ở hầu hết các nhà máy sản xuất ngành công nghiệp phụ trợ ( lắp ráp linh kiện điện tử, linh kiện ô tô, cơ khí chính xác, chế tạo máy,…) giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất. 

 Bàn thao tác chống tĩnh điện

Phân loại bàn thao tác - Bàn thao tác chống tĩnh điện
Phân loại bàn thao tác – Bàn thao tác chống tĩnh điện

Vai trò: Bàn thao tác chống tĩnh điện đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các linh kiện điện tử nhạy cảm khỏi hư hỏng do tĩnh điện, đảm bảo an toàn và chất lượng trong quá trình sản xuất và lắp ráp.

Cấu tạo: Gồm mặt bàn, thân bàn, chân bàn.

  • Mặt bàn: Cũng giống như các loại bàn thao tác khác thì bàn thao tác chống điện có thể làm tấm mặt bàn bằng gỗ, thép, inox, nhựa PVC, nhựa PP. Sau đó có thêm lớp phủ cao su ESD lên trên bề mặt.
  • Thân bàn: Việc sử dụng chân bàn bằng vật liệu thép, inox, khung nhôm định hình đều được.
  • Chân bàn: Dùng chân tăng chỉnh hoặc bánh xe đều được.

Ứng dụng: Bàn thao tác chống tĩnh điện được ứng dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất linh kiện ,điện tử, các khu vực trong nhà máy bị nhiễm điện tích cao.

Bàn thao tác phòng sạch

Phân loại bàn thao tác - Bàn thao tác phòng sạch
Phân loại bàn thao tác – Bàn thao tác phòng sạch

Vai trò: Bàn thao tác phòng sạch đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường vô trùng, ngăn ngừa ô nhiễm, và đảm bảo chất lượng sản phẩm trong các ngành công nghiệp dược phẩm, y tế, và công nghệ sinh học.

Cấu tạo:

  • Mặt bàn :sử dụng mặt bàn bằng vật liệu inox ( inox 201, 304, 316). Tấm mặt bàn có thể đột lỗ hoặc tấm phẳng, Sau đó có thể dán thảm cao su hoặc không.
  • Thân bàn: bàn thao tác phòng sạch có thể sử dụng vật liệu khung nhôm định hình, inox.
  • Chân bàn: Sử dụng được cả 2 loại chân tăng chỉnh, bánh xe.

Ứng dụng: Bàn thao tác phòng sạch được ứng dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp dược phẩm, y tế, và công nghệ sinh học để thực hiện các công việc như lắp ráp linh kiện điện tử, sản xuất thuốc, và nghiên cứu khoa học, nơi yêu cầu môi trường không bụi bẩn và không nhiễm khuẩn.

Bàn thao tác kiểm tra ngoại quan 

Vai trò: Giúp công nhân có thể soi các lỗi về sản phẩm, kiểm tra QC của sản phẩm một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Cấu tạo:

  • Mặt bàn :Sử dụng mặt bàn bằng vật liệu inox,thép,nhôm, nhựa.Sau đó có thể dán thảm cao su hoặc không.
  • Thân bàn:  vật liệu khung nhôm định hình, inox, thép, ống inox,…Đối với loại bàn này, yêu cầu cần có phải có đèn Led, mục đích để chiếu sáng vào sản phẩm.
  • Chân bàn: Sử dụng được cả 2 loại chân tăng chỉnh, bánh xe.

Ứng dụng: Được sử dụng tại các bộ phận QC, phòng kiểm tra chất lượng của tất cả các nhà máy sản xuất.

Bàn thao tác cơ khí

Vai trò: giúp công nhân dễ dàng thao tác trong lĩnh vực cơ khí, nó đòi hỏi bàn có yêu cầu cao về mặt bàn sử dụng ( dày, hoặc độ chính xác của mặt bàn phải phẳng, không được cong vênh)

Cấu tạo:

  • Mặt bàn :Bàn thao tác cơ khí sử dụng mặt bàn inox dày, tấm thép được tô luyện ( mặt bàn nguội)
  • Thân bàn: Có thể sử dụng thép, inox, nhôm đều được.
  • Chân bàn: Sử dụng được cả 2 loại chân tăng chỉnh, bánh xe.

Ứng dụng: được sử dụng tại các nhà máy gia công cơ khí chính xác cao.

Phân Loại Bàn Thao Tác Theo Kết Cấu

Bàn thao tác có bánh xe

Phân loại bàn thao tác - bàn thao tác có bánh xe
Phân loại bàn thao tác – bàn thao tác có bánh xe

Bàn thao tác có bánh xe là một giải pháp linh hoạt và tiện lợi cho môi trường làm việc đa dạng. Được trang bị các bánh xe chịu tải, loại bàn này dễ dàng di chuyển và thay đổi vị trí, giúp tối ưu hóa không gian và cải thiện hiệu quả làm việc. Với khả năng điều chỉnh chiều cao và thiết kế chắc chắn, bàn thao tác có bánh xe không chỉ cung cấp một nền tảng ổn định cho các hoạt động lắp ráp và kiểm tra mà còn cho phép linh hoạt trong việc bố trí công việc. Sự kết hợp giữa tính di động và tính năng hỗ trợ công việc làm cho loại bàn này trở thành lựa chọn lý tưởng cho các nhà xưởng, phòng thí nghiệm và khu vực sản xuất.

Bàn thao tác có chân tăng chỉnh

Việc lựa chọn sử dụng chân tăng chỉnh sẽ giúp bàn công nghiệp được đứng vững hơn. Đặc biệt đối với các vị trí mặt phẳng không được tốt thì việc lựa chọn bàn inox có chân tăng chỉnh là phương án tối ưu nhất.

Tuy nhiên giống như bàn thao tác có bánh xe thì bàn thao tác có chân tăng chỉnh cũng có điểm lưu ý đó là: Mặt phẳng yêu cầu cao về độ chống xước thì nên sử dụng chân tăng chỉnh có đệm lót cao su.

Có rất nhiều loại kích thước chân tăng chỉnh khác nhau: M12, M16, M18, M20. Tùy vào trọng lượng của bàn mà lựa chọn loại chân tăng chỉnh phù hợp.

Bàn thao tác có ngăn kéo

Phân loại bàn thao tác - Bàn thao tác có ngăn kéo
Phân loại bàn thao tác – Bàn thao tác có ngăn kéo

Bàn thao tác có ngăn kéo mang lại sự tiện ích tối ưu trong môi trường làm việc bằng cách kết hợp một bề mặt thao tác rộng rãi với không gian lưu trữ ngăn nắp.

Các ngăn kéo tích hợp cho phép dễ dàng sắp xếp và bảo quản dụng cụ, linh kiện, và vật liệu, giúp công nhân dễ dàng truy cập và quản lý tài liệu cần thiết ngay trong tầm tay.

Với thiết kế thông minh này, bàn thao tác có ngăn kéo không chỉ cải thiện hiệu suất làm việc mà còn giữ cho không gian làm việc luôn gọn gàng và hiệu quả.

Bàn thao tác đột lỗ 

Mặt bàn là các tấm inox được đột lỗ. 

Mục đích mặt bàn được đột lỗ để giảm thiểu bụi bẩn vào sản phẩm trong quá trình làm việc.

Phân Loại Bàn Thao Tác Theo Vật Liệu Sử Dụng 

Bàn thao tác Inox 

Phân loại bàn thao tác - Bàn thao tác Inox
Phân loại bàn thao tác – Bàn thao tác Inox

Bàn thao tác inox được sử dụng chủ yếu trong các phòng sạch. 

Vì liên quan đến môi trường làm việc cần  vật dụng không bị ăn mòn, bong tróc. 

Vật liệu có thể dùng inox 201, inox 304, inox 316. Tùy vào mức độ tài chính mà bạn có thể lựa chọn các loại vật liệu khác nhau.

Đa số khách hàng của Cinvico sử dụng vật liệu inox 201, 304 vì giá thành hợp lý.

Bàn thao khung thép sơn tĩnh điện

Bàn thao tác khung thép sơn tĩnh điện mặt bàn có thể được làm từ thép hoặc Inox chất lượng cao là một lựa chọn tuyệt vời cho các môi trường công nghiệp và sản xuất nhờ vào độ bền và khả năng chống ăn mòn vượt trội.

Với khung thép được sơn tĩnh điện, bàn thao tác này không chỉ có khả năng chịu tải cao mà còn chống trầy xước, bám bụi, và hóa chất, giữ cho bề mặt luôn sạch sẽ và dễ bảo trì. Thiết kế này cung cấp một nền tảng ổn định và đáng tin cậy, lý tưởng cho các hoạt động lắp ráp, kiểm tra, và bảo trì, đồng thời nâng cao hiệu suất và tuổi thọ của sản phẩm..

Bàn thao tác khung nhôm định hình

Nếu như bàn khung thép không được sử dụng nhiều trong phòng sạch thì bàn thao tác khung nhôm định hình được sử dụng khá nhiều.

Tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn khá nhiều nên khách hàng có thể cân nhắc để lựa chọn.

Ưu điểm: có độ bền cao, không bị hen gỉ, khung nhẹ.

Mặt bàn có thể sử dụng tất cả các vật liệu mà khách hàng mong muốn.

>>> Xem thêm: 3 loại bàn khung nhôm định hình tốt nhất hiện nay

Như vậy, qua bài viết này, Cinvico đã giúp bạn phân loại bàn thao tác một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn đọc có thể có thêm thông tin để lựa chọn bàn thao tác phù hợp. Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm từ giá kệ để hàng, bàn thao tác, con lăn băng tải,… hãy liên hệ ngay đến số Hotline: 0981.244.688 để nhận tư vấn và báo giá chi tiết. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *