Inox có mặt ở khắp nơi quanh ta từ căn bếp, phòng thí nghiệm đến các công trình lớn. Nhưng bạn có thực sự biết inox có bao nhiêu loại và mỗi loại phù hợp với công việc nào không? Việc nắm rõ từng loại inox sẽ giúp bạn chọn đúng, dùng lâu bền và không phải tốn thêm chi phí sửa chữa hay thay mới. Hãy cùng Cinvico tìm hiểu nhé!
Inox là gì?
Inox còn gọi là thép không gỉ là hợp kim của sắt với ít nhất 10,5% crom. Chính thành phần này giúp inox có khả năng chống ăn mòn và oxy hóa vượt trội. Ngoài crom, inox còn chứa niken, mangan, silic, nhôm, nitơ,… tùy theo từng loại. Nhờ đặc tính không bị gỉ sét, không biến màu hay biến dạng dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và hóa chất, inox trở thành vật liệu lý tưởng cho nhiều lĩnh vực.

Inox có bao nhiêu loại và ứng dụng của từng loại?
Phân loại inox theo nhóm
- Inox Austenitic (SUS 301, 304, 316…): Loại inox phổ biến nhất, chứa hàm lượng niken cao và crom khoảng 16–26%. Đặc điểm nổi bật là độ dẻo cao, dễ uốn cong, chịu ăn mòn tốt, không nhiễm từ. Ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, y tế, đồ gia dụng…
- Inox Ferritic (SUS 409, 410, 430):
Có hàm lượng crom từ 12–17%, ít niken hoặc không có. Ưu điểm là khả năng chống ăn mòn vừa phải, giá thành rẻ, dễ bị nhiễm từ. Thường dùng trong thiết bị gia dụng, ống khói, trang trí nội thất. - Inox Martensitic (SUS 410, 420):
Chứa 11–13% crom, có thể tôi luyện để tăng độ cứng. Inox martensitic có khả năng chịu lực cao, được dùng làm dao kéo, lưỡi cưa, trục quay… - Inox Duplex (LDX 201, SAF 2205…):
Là sự kết hợp giữa Austenitic và Ferritic, vừa có độ dẻo vừa có độ bền cao. Ứng dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất, đóng tàu, kết cấu chịu lực lớn.
Phân loại inox theo chủng loại
Inox 304
Là loại thép không gỉ được sử dụng nhiều nhất. Thành phần gồm 18% crom và 8% niken, giúp inox 304 có khả năng chống ăn mòn tốt trong môi trường nước, axit loãng và không khí ẩm. Ngoài ra, inox 304 không bị nhiễm từ hoặc nhiễm từ rất nhẹ, chịu nhiệt lên đến 925°C, dễ hàn và dễ gia công. Vì thế, loại inox nào thường dùng làm thùng inox có nắp chứa thực phẩm, xe đẩy 2 tầng inox trong nhà hàng, khách sạn, và các thiết bị y tế.
Inox 201
Inox 201 có lượng niken thấp và mangan cao, do đó giá thành rẻ hơn inox 304 nhưng khả năng chống ăn mòn kém hơn. Tuy nhiên, nó vẫn rất được ưa chuộng để gia công các sản phẩm khung CNC inox trang trí, hàng rào, lan can hoặc đồ gia dụng giá bình dân. Inox 201 có thể chịu nhiệt đến 1232°C, vẫn có thể hàn được và gần như không nhiễm từ.
Inox 316
Được mệnh danh là “inox siêu bền”, inox 316 chứa molypden giúp tăng khả năng chống ăn mòn, đặc biệt trong môi trường nước biển, axit mạnh và ngành công nghiệp hóa chất. Nhờ đặc tính này, inox 316 thường được ưu tiên sử dụng trong các lĩnh vực đòi hỏi độ bền cao như thiết bị y tế, đóng tàu, phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, loại inox này còn phù hợp để gia công sản phẩm chuyên dụng như thùng inox chữ nhật chứa hóa chất, phễu inox lớn,…
Inox 430
Inox 430 có đặc tính từ tính mạnh, dễ bị hút bởi nam châm, và khả năng chống ăn mòn kém nhất trong các loại inox phổ biến. Thành phần chứa khoảng 17% crom, không có niken, nên giá thành rẻ. Tuy nhiên, nó dễ bị gỉ sét nếu tiếp xúc lâu với môi trường ẩm. Ứng dụng chính trong trang trí nội thất, vỏ máy móc, máy hút mùi…

Cách phân biệt các loại inox thông dụng
Sử dụng axit
Đây là cách phổ biến, chi phí thấp và cho kết quả nhanh. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt axit lên bề mặt inox 201 và inox 430, sau đó quan sát phản ứng trong khoảng 10 giây. Nếu bề mặt sủi bọt và chuyển sang màu đỏ gạch, đó là inox 201. Ngược lại, nếu không có phản ứng và vết axit chuyển sang màu xám, đó là inox 304.
Dùng thuốc thử chuyên dụng
Trước khi thử, hãy lau sạch bề mặt inox để đảm bảo phản ứng chính xác. Nhỏ một giọt dung dịch thuốc thử lên từng mẫu inox và chờ khoảng 3 phút. Nếu màu sắc bề mặt thay đổi, hãy so sánh với bảng màu trên vỏ hộp để xác định loại inox.
Thuốc chuyển sang màu đỏ và giữ màu sau 5 giây: đó là inox 316. Nếu màu đỏ tan nhanh: đó là inox 304. Nếu chuyển sang màu đen hoặc không đổi màu: có thể là inox 201 hoặc inox 430. Lúc này, bạn nên kết hợp thêm thử nam châm để xác định chính xác hơn.
Sử dụng nam châm
Một cách đơn giản để phân biệt các loại inox là dùng nam châm. Nếu inox bị hút mạnh, đó là inox 430; hút nhẹ là inox 201. Inox 304 chỉ bị hút rất nhẹ hoặc gần như không hút, còn inox 316 thì hoàn toàn không bị hút nam châm.

Inox có nhiều loại với đặc tính và ứng dụng riêng, giúp bạn dễ dàng chọn vật liệu phù hợp cho từng nhu cầu. Hiểu rõ cách nhận biết và phân loại inox sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng.
Nếu bạn cần tư vấn chọn inox chính xác hãy liên hệ ngay với Cinvico để được hỗ trợ nhanh nhất!